![]()
* hoạt
động từ 26/4/2008 * |
Ts Phạm Cao Dương Lịch sử nào cho tuổi trẻ học đường VN?
Ts Phạm Cao Dương
Trong một bài tham luận nhan đề “Lịch Sử, Sự Thật và Sử Học”
đăng trên tờ Đoàn Kết số 403, ấn hành vào tháng 6 năm 1988 tại
Paris, nước Pháp, có lẽ in lại từ tờ Tổ Quốc số tháng Giêng năm
1988, Hà Văn Tấn, một sử gia có uy tín đương thời [1],
đă nêu lên một số những nhận định quan trọng liên hệ đến t́nh trạng
nghiên cứu lịch sử nước nhà ở miền Bắc hồi trước năm 1975 và ở toàn quốc
từ sau năm này. Đối với những người làm công việc nghiên cứu lịch sử, bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn có thể được coi là đơn giản và ngắn cho một vấn vô cùng rộng lớn và là chủ yếu trong sinh hoạt tư tưởng nói riêng và văn hóa nói chung ở Việt Nam hiện tại; nhưng đối với những người theo dơi các biến chuyển xảy ra ở trong nước trong ngót ba thập niên vừa qua, nó đă phản ảnh một sự thay đổi trong cách nh́n những công tŕnh sử học đă được thực hiện, từ đó cuộc sống, điều kiện làm việc và ước vọng của các nhà sử học Việt Nam dưới chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa là như thế nào.
Trở về với bài của Giáo Sư Hà Văn Tấn, trong phần giới thiệu bài này, tờ Tổ Quốc đă viết: “Trong cuộc đổi mới ở trong nước, có lẽ các nhà khoa học xă hội là giới im ĺm, thụ động nhất. Liệu bài phê b́nh của Hà Văn Tấn có phải là con én báo hiệu mùa xuân của một ngành đáng ra phải đi đầu trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, và đặt lại một số vấn đề chính trị, kinh tế, xă hội của đất nước?”�
Mở
đầu bài tham luận, Hà Văn Tấn dẫn hai câu cuối cùng trong bài thơ cuối
cùng của mười bốn bài Mạn
thuật của Nguyễn Trăi: Ai ai đều đă bằng câu hết
Nước chẳng c̣n có Sử Ngư![iii] và ông viết: Thật là cay đắng khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng ai nói lên sự thật nữa, chẳng c̣n ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu nổi tiếng v́ thẳng thắn, trung thực. Ngày nay chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà nh́n thẳng vào sự thật, nói rơ sự thật là yêu cầu của nhân dân, của đất nước. Đă đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rằng: Sử bút của ḿnh đă thật nghiêm chưa, đă viết đúng sự thật lịch sử hay chưa?”�
Gs Trần Văn Giàu và phu nhân (ngồi) cùng các qui vị đứng từ trái: GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Hà Văn Tấn và GS. Phan Huy Lê. Trong sự phê phán sử liệu và miêu tả sử liệu, theo Hà Văn Tấn nhiều công tŕnh nghiên cứu sử học của Hà Nội đă sử dụng những nguồn sử liệu gián tiếp một cách thiếu thận trọng để t́m hiểu lịch sử hiện đại, lịch sử đảng Cộng Sản cũng như lịch sử của thời xa xưa, từ đó đă mắc phải những sai lầm trầm trọng. Ba trường hợp điển h́nh đă được ông nêu ra là trường hợp của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư,trường hợp quyển Binh Thư Yếu Lược và trường của một bức thư của Hồ Chí Minh gửi các học sinh. Bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư thường được người ta hiểu là của Lư Thường Kiệt. Nhưng theo Hà Văn Tấn không có một sử liệu nào cho biết điều này cả và do đó không một nhà sử học nào có thể chứng minh điều này được.
Trong việc giải thích và đánh giá sử liệu, tác giả của bài tham luận đă chỉ trích các nhà sử học Mácxít Hà Nội đă mắc bệnh thiên lệch, do đó đă bỏ qua nhiều sự thực lịch sử. Để chứng minh, ông đă nêu lên sự kiện là do nhu cầu phải tập trung tinh lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các nhà viết sử chỉ chú ư đến các trang sử chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, trong khi hàng loạt những vấn đề về kinh tế, xă hội đă không được chú ư đến một cách đầy đủ. Đồng thời cũng để đề cao truyền thống, các vị này thường chỉ đánh giá một chiều, chỉ nh́n thấy cái tốt và dường như không chấp nhận có truyền thống xấu. Trong địa hạt kỹ thuật, ông cho việc đề cao quá đáng truyền thống kỹ thuật của người Việt như trường hợp của ông Nghè Vũ Hữu hồi cuối thế kỷ XVI , người đă tính đủ số gạch xây tường không thừa, không thiếu một viên là một việclàm lố bịch. Cũng vậy đối với cách định giá truyền thống làng xă cổ truyền hay các nhân vật lịch sử. Nh́n chung và đứng về phương diện nghiên cứu sử học thuần túy mà xét, những nhận xét của Hà Văn Tấn kể trên là rất nghiêm chỉnh và vô tư, khách quan, đặc biệt khi ông viết về những nhận định của các nhà sử học Hà Nội về các nhân vật lịch sử. Ông viết: “Cũng thường thiên lệch, khi chúng ta đánh giá các nhân vật lịch sử. Con người là cả một hệ thống những mối liên hệ phức tạp, bị qui định bởi các điều kiện xă hội, tự nhiên và lịch sử. Thiếu một sự xuất phát từ chủ nghĩa lịch sử dường như là căn bệnh chung của chúng ta. Một số người đă chê trách các nhân vật lịch sử v́ họ không giống ta. Một số lại quá yêu các nhân vật đó, đến chỗ miêu tả tư duy và hành động của họ cứ y như là họ đă được học tập chủ nghĩa Mác-Lênin”.� Nhưng chi tiết hơn và kỹ hơn để t́m kiếm những triệu chứng của sự đổi mới, người đọc khó có thể đồng ư với người viết lời giới thiệu trên tờ Tổ Quốc, chưa nói tới chuyện đi xa hơn, dù cho người ta có tính lạc quan cho rằng Hà Văn Tấn đă mượn lời Nguyễn Trăi để nói lên tâm trạng của ḿnh, đặc biệt khi ông viết: “Cho đến nay đọc câu thơ Nguyễn Trăi, chúng ta vẫn như tê tái với nỗi đau của ông. Làm sao có thể sống nổi trong một xă hội mà mọi sự thật đều bị che đậy hay xuyên tạc. Trong những thời kỳ như vậy, người chép sử, nhà sử học, những người nói lên sự thật, không biết bị dằn vặt đến thế nào?”�
Lư do chính yếu khiến cho người ta phải dè dặt là những sự
bất ổn - tôi không muốn dùng hai chữ ấu trĩ của báo Tổ Quốc mà tôi nghĩ
là quá nặng - kể trên chỉ là những bất ổn có tính cách cục bộ nhất thời
do một cá nhân hay một số các nhà nghiên cứu sử hay liên hệ đến sử học
mắc phải, c̣n bản chất của nền sử học Mác- Xít th́ vẫn c̣n nguyên vẹn.
Các nhà sử học ở miền Bắc thời trước năm 1975 và ở toàn quốc Việt Nam kể
từ sau năm 1975, những đồng nghiệp của Hà Văn Tấn vẫn tự coi là người
Mácxít; đồng thời cũng theo Hà Văn Tấn có nhiều học giả tư sản vẫn nghi
ngờ tính cách khách quan của sử học, do đó trách nhiệm của những người
này là phải bác bỏ những luận điệu đó bằng cách chứng minh rằng nền sử
học của họ có khả năng đạt được sự thật khách quan thay v́ tiếp tục góp
thêm chứng cứ cho những luận điệu đó. Có điều ai cũng biết là ở chế độ Cộng Sản kết quả của những công tŕnh nghiên cứu của các nhà chuyên môn trong các ngành học, đặc biệt là sử học, kể cả những tác giả lớn, không được tự do phổ biến mà phải qua nhiều sự kiểm soát vô cùng kỹ càng nếu không nói là khắt khe trước khi được đem ấn hành bởi các cơ sở của nhà nước. Vậy tại sao các sơ hở kể trên lại có thể xảy ra được? Lỗi ấy nếu đổ cho cá nhân các nhà nghiên cứu th́ thật là tội nghiệp cho họ. C̣n nếu không đổ lỗi cho họ th́ đổ lỗi cho ai bây giờ? Không lẽ bảo nó là lỗi của cả chế độ hay đúng hơn của chính chủ nghĩa Mác-Lênin mà quan điểm của chủ nghĩa này đă được các nhà sử học Việt Nam của chế độ vận dụng để t́m hiểu lịch sử nước nhà chỉ là một phần. Trong bài tham khảo kể trên, trong phần nói về truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử dân tộc, Hà Văn Tấn viết rằng: “Các nhà viết sử chỉ chú ư đến các trang sử chống ngoại xâm…” Nhưng một sử gia khác, Văn Tạo,Viện Trưởng Viện Sử Học, trong “Lời Giới Thiệu” tác phẩm Sử Học Việt Nam Trên Đường Phát Triểndo Ủy ban Khoa Học Xă Hội Việt Nam thuộc Viện Sử Học biên soạn [v], cũng như trong bài Khoa học lịch sử Viêt Nam trong mấy chục năm qua in trong tác phẩm này [vi], lại khẳng định một cách rơ ràng là Đại Hội Lần Thứ IV của Đảng đă chỉ ra rằng: Nhiệm vụ hàng đầu của các ngành khoa học xă hội (trong đó có sử học -Văn Tạo chú thích thêm) là tiếp tục làm sáng tỏ những đường lối, chính sách của cách mạng Việt nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm cách mạng đă tích lũy được[vii] và sử học có thể cần thiêt phải đóng góp một phần nhất định của ḿnh vào nhiệm vụ trọng đại này[viii] nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước hiện nay”[ix]. Các tác giả khác có bài in trong tác phẩm kể trên cũng luôn luôn nói tới (hay bắt buộc phải nói tới) vai tṛ lănh đạo của Đảng và nhiệm vụ của sử học theo chiều hướng tương tự. Nguyễn Hồng Phong lại c̣n nói rơ hơn về nhiệm vụ chính trị của sử học trong phần mở đầu của bài viết của ông như sau: �”Bởi v́ sự phát triển của khoa học không bao giờ chỉ là do những nhu cầu đại học, có tính hàn lâm viện, hoặc do sự xuất hiện những tài năng bác học nào đó, mà trước hết là do yêu cầu của cuộc sống, của thực tiễn đấu tranh và phát triển xă hội, cho nên sử học, một bộ môn khoa học xă hội có tính cách chiến đấu, tính chính trị cao, đă phát triển mạnh trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, nhất là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xă hội và chống Mỹ cứu nước là có thể cắt nghĩa được.” Trong hoàn cảnh kể trên, bảo rằng các nhà viết sử chỉ chú ư đến các trang sử chống ngoại xâm th́ quả là tội nghiệp cho họ. Nhu cầu đă được nêu lên, mục tiêu đă được vạch rơ, đường lối, quan điểm đă có sẵn coi như ánh sánh soi đường, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, qua những văn kiện, những nghị quyết của Đảng, bằng những lời căn dặn của các lănh tụ như Trường Chinh..., với tư cách thay mặt cho Trung Ương Đảng trong hội nghị tổng kết 10 năm công tác sử học (tháng 12 năm 1963), các nhà sử học kể trên c̣n có thể làm ǵ khác hơn là ráng sức tuân theo, không c̣n con đường nào khác. Trong khi đó trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, người ta không thể loại ra ngoài ư muốn, sự thích thú, khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của người làm công tác. Không có cảm t́nh, không cảm thấy thú vị, không thấy việc làm hấp dẫn, người ta khó có thể chuyên tâm, dốc hết th́ giờ, ḷng dạ vào công tác được. Những lỗi lầm do đó dễ dàng bị nhắm mắt bỏ qua, đặc biệt khi những lỗi lầm đó lại phục vụ cho nhu cầu chính trị liên hệ tới nhiệm vụ mà ngành sử học bị Đảng đ̣i hỏi phải có, dẫn xuất từ Đảng tính và chiến đấu tính của nó. Cũng vậy, sử học đă mất đi tính cách nghệ thuật phần nào nó có. Trường hợp của Văn Tạo khi ông viết và cho xuất tác phẩm Sử Học và Hiện Thực là điển h́nh trong đó ông đă dùng 10 chương để viết về 10 cuộc đổi mới trong lịch sử Việt Nam[x]. Sách được xuất bản năm 1999, sau hơn mười năm chính sách đổi mới được thi hành và chế độ Cộng Sản tỏ ra vẫn c̣n vững mạnh. Hai chữ đổi mới đă được ông dùng song hành với hai chữ cải cách và thay thế cho hai chữ cách mạng thông dụng trước đó, đặc biệt trong thời gian người Cộng Sản mới chiếm được miền Nam., thời cách mạng đă trở thành đồng nghĩa với chế độ, với chính quyền, với quyền uy, với quyền sinh, quyền sát. Liên hệ tới sự thực và sử học, sau Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng , một sử gia kiêm giáo sư sử học uy tín khác của miền Bắc Việt Nam thời trước năm 1975 và của cả Việt Nam sau năm này, trong dịp qua Mỹ vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 khi cho xuất bản một tuyển tập trong đó có 5 bài viết của ông ở hải ngoại dưới nhan đề Trong Cơi, Những Ư Kiến về Lịch Sử, Truyền Thống và Hiện Trạng Dân Tộc của Một Sử Gia Trong Nước[xi] cũng hé mở cho người thấy ít nhiều chi tiết quan trọng. Tiếc rằng, nói như lời của Nhà Xuất Bản của tác phẩm này, ông chỉ là con chim lạ đến đây ngứa cổ hót chơi, nhưng lại không được hót trên quê hương ḿnh[xii]. Người ta chờ đợi ông viết thêm nhưng cũng theo nhà xuất bản sách của ông: “Sau này, chúng tôi đă đọc được một số bài viết đả kích đích danh cá nhân của ông trên các báo chí nhà nước. Ông được cho nghỉ dạy, cô lập, về hưu non, với số lương hàng tháng mà ông cho là chỉ vừa đủ uống 3 chai bia (ông vẫn đùa với chính ḿnh). Chúng tôi cũng nghe nói, tên tuổi của ông, cũng như Bùi Tín hay Dương Thu Hương, đă trở nên một điều cấm kị trên những cơ sở truyền thông trong nước”.[xiii] Mới hơn và được nhiều người biết tới hơn là sự tiết lộ của một sử gia kiêm giáo sư uy tín khác, Phan Huy Lê. Giáo Sư Phan Huy Lê ngoài tư cách là một giáo sư sử học với nhiều công tŕnh xuất bàn có giá trị c̣n là chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, khi trả lời một cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Người Việt xuất bản ở Orange County thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, ngày 18 tháng Ba năm 2005 và được lập lại trong cuộc phỏng vấn của kư giả Khôi Nguyên, cũng của Nhật báo Người Việt và được đăng trong giai phẩm Xuân Bính Tuất của báo này về h́nh tượng anh hùng Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn không có thật[xiv] cũng như một số nhân vật lịch sử khác như Phan Đ́nh Giót, Bế Văn Đàn.... Theo Giáo Sư Lê, nhân vật Lê Văn Tám này do Trần Huy Liệu, một sử gia tiền bối của ông, người đă từng làm viện trưởng Viện Sử Học và chủ biên của tờ Nghiên Cứu Lịch Sử trong thời chiến tranh, ngụy tạo ra và Trần Huy Liệu có nhờ Giáo Sư Lê sau này nói lại khi có dịp. Giáo Sư Lê có hứa là sẽ công bố sự thật một cách dầy dủ trong nay mai thôi và khuyên độc giả hăy kiên nhẫn chờ. Nhưng không cần phải có thêm chi tiết, chỉ riêng với mấy chữ hoàn toàn không có thật là đủ để người ta đánh giá Trần Huy Liệu và những công tŕnh của sử gia Mácxít này, cũng như của một phần không nhỏ của những công tŕnh của nền sử học Mácxít Việt Nam. Nhiều câu hỏi cần phải được đặt ra và các người nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong tương lai sẽ phải vô cùng vất vả mới t́m ra sự thật. Đó là chưa kể tới nguồn gốc bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền trong chính phủ đầu tiên của Trần Huy Liệu trong chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh thời cuối năm 1945. Một người cầm đầu guồng máy tuyên truyền mà lại cầm đầu ngành sử học ở trong nước th́ ngành sử học ấy sẽ là như thế nào?
Bây giờ nói tới quan điểm Mácxít, quan điểm được những người Cộng Sản Việt Nam (phân biệt với các sử giavà các nhà sử học) ca tụng như một nền sử học tiến bộ của cả nhân loại, là siêu việt. Quan điểm này đă h́nh thành từ trong hoàn cảnh của thế giới tây phương của hơn một thế kỷ trước, căn cứ vào những hiểu biết về lịch sử nhân loại, được hiểu là nhân loại tây phương của hơn một thế kỷ trước và bởi một nhà tư tưởng có căn bản học vấn và kiến thức nặng về triết học hơn là sử học, ở đây là triết học và sử học của thế giới tây phương thời đó. Từ đó tới nay nhân loại đă không dậm chân tại chỗ và sử học đă trở thành một khoa học vừa độc lập vừa tổng hợp.
C̣n hàng loạt dân tộc bị coi là dă man đều bị loại ra bên lề
đối tượng của sử học... Thật là đáng tiếc! Phải chi những nhận xét này
chỉ áp dụng giới hạn vào Việt Nam th́ may ra c̣n có thể chấp nhận được.
Từ những qui luật đă có sẵn, người ta đă buộc các sử gia Việt Nam phải
t́m ra những giai đoạn - cũng được vạch sẵn - phát triển của dân tộc,
cũng nguyên thủy, cũng chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa..vân...vân... Người ta không thể chỉ dựa trên một khía cạnh đơn thuần của tổ chức xă hội, luôn cả một khía cạnh của sinh hoạt của một xă hội ở một thời điểm nào đó để xác định bản chất nào đó , từ đó qui luật phát triển của xă hội đó. Lư do là v́ đời sống con người phức tạp, xă hội con người do đó không đơn giản để người ta có thể qui về một lư luận có tính cách nhất nguyên và quyết định.
Người du ngoạn trong trường hợp này chỉ c̣n nhận ra sự vật bằng thị giác qua ánh sáng của ngọn đèn bấm mà thôi, c̣n bao nhiêu những chỗ khác đă bỏ sót, những hiện tượng khác đă không thấy được. Bao nhiêu giác quan khác đă không được sử dụng. Đó là ta chưa nói tới h́nh thể, màu sắc của sự vật dưới ánh sáng của ngọn đèn bấm đă bị đổi dạng, đổi màu. Các giai đoạn của quá khứ của dân tộc đó đă bị gán cho những cái tên chưa chắc đă có. Giới nông dân bị biến thành giai cấp trong khi thực sự th́ trong những thế kỷ trước và luôn cả trong thế kỷ vừa qua hoạt động kinh tế căn bản của giới này có ǵ khác hơn là làm ruộng và đa số người Việt Nam ai chẳng xuất thân từ giới làm ruộng. Làm ǵ có một giai cấp nông dân, làm ǵ có một giai cấp của những người làm ruộng với tất cả những điều kiện h́nh thành và tồn tại của nó giống như ở các nước tây phương hay Ấn Độ thời cổ. Ở đây người ta phải ghi nhận một thái độ khách quan của một số các nhà sử học Hà Nội khi các vị này đă khẳng định là không có nô lệ trong xă hội cổ Việt nam, mặc dầu để làm vừa ḷng chế độ, các vị này đă phải đă nói đến chế độ nô t́. Cũng vậy khi nói đến vấn đề suy tàn của chế độ bị gọi là phong kiến trong lịch sử nước nhà. Nhưng tất cả đă bị ngừng ở đó. Sử học ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước và luôn cả trong hiện tại (hy vọng người viết không hoàn toàn đúng ở thời điểm này) vẫn do Đảng lănh đạo, vẫn chỉ có một chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường, vẫn coi Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, vẫn có những lănh tụ như Trường Chinh, Lê Duẩn căn dặn, chỉ đường, vẫn phải mang nhưng tính như tính đảng, tính chiến đấu, với những mục tiêu giai đoạn, kể cả mục tiêu chống bá quyền của Trung Quốc, mục tiêu chống Mỹ cứu nước, chống những thế lực thù nghịch...bây giờ là hỗ trợ đổi mới, vẫn chỉ có những nhà xuất bản do nhà nước quản lư. Nói cách khác, sử học luôn luôn phải lư luận theo quan điểm nhị nguyên, luôn luôn có ta và địch, có yêu nước và phản quốc, có cách mạng và phản cách mạng... Con én Hà Văn Tấn - nếu quả thật là con én - c̣n rất lâu mới kéo theo được cả đàn én để đem lại mùa xuân như câu hỏi người viết lời giới thiệu bài tham luận của ông nêu lên trên báo Tổ Quốc non hai chục năm trước đây.
Nỗi chua xót, dằn vặt và cay đắng của Hà Văn Tấn phải chăng phần lớn nằm ở chỗ này, chưa kể dù muốn hay không ông cũng vẫn là người Việt Nam và là người Việt Nam yêu nước, một nhà sử học và một người thày cả đời làm bạn với bảng đen, phấn trắng và với những thế hệ tương lai. Tất cả những hoạt động của ông cũng như của hai sử gia đồng nghiệp với ông không cho phép ông lẩn tránh và nhất là chấp nhận những ǵ phản lại sự thật.
Phạm Cao Dương
[1]
Bài này sau được in lại trong tác phẩm nhan đề Một Số Vấn Đề Lư Luận
Sử Học của tác giả do Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội ấn hành
năm 2007, tr. 29-40. [2] Gọi là đổi mới nhưng thực sự th́ đó chỉ là một sự trở lại với cuộc sông b́nh thường của nhân loại hay của một dân tộc sống b́nh thường, diễn tiến b́nh thường , không trải qua những đột biến, nhất là đột biến bằng bạo lực.. [iii] Nguyên Trăi Toàn Tập. Hà Nội: Ủy Ban Khoa Học Xă Hội Việt Nam, Viện Sử Học, 1976, tr. 407. [iv] Hà Văn Tấn không nói rơ thư gửi năm nào. Nếu là bức thư mở đầu bằng câu Các em hăy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn...� th́ đúng là bức thư mà mọi học sinh trung và tiểu học thời đó, thời 1945 -1946, trong đỗ có người viết bài này, đă phải đọc và học thuộc ḷng và nhớ măi. Một câu hỏi được đặt ra là phải chăng Hồ Chí Minh là người đầu tiên và chính thức gọi cacù học sinh ở tuổi con nhỏ nhất hay cháu nội ngoại của ḿnh là em, là các em thay v́ các con mở đầu cho một cách xưng hô mới giữa thày và tṛ trong học đường Việt Nam về sau này. Trước đó nó chỉ được dùng bỉ các huấn luyện viên thể dục . [v] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, 1981 [vi] Sử Học Việt Nam Trên Đương Phát Triển, tr. 9 - 35. [vii] - nt -, tr.7. [viii] - nt - [ix] - nt -, tr.10. [x] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, 1999. [xi] Garden Grove, California, USA, 1993. [xii] - nt - , tr. 286. [xiii] - nt - , tr. 287. [xiv] Khôi Nguyên, Tṛ truyện cùng Giáo Sư Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, Ai sẽ viết lịch sử của người Việt tị nạn, trong Người Việt, Giai Phẩm Xuân Bính Tuất 2006, Westminster, California, tr. 45 - 48..
|