báo điện tử TRÁCH NHIỆM do Khu Hội CTNCT Việt Nam Nam California chủ trương * hoạt động từ 26/4/2008 *
Những thông tin trên trang web này thể hiện quyền tự do ngôn luận của người đưa tin; và quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ của người đọc." |
*Thơ Ý Nga (20.4.2019): AI HÙNG? *Ca Khúc DÂN CHỦ CA: Thắp Sáng Niềm Tin *LÊ NGỌC CHÂU: Tháng Tư Đen và Quân-Cán-Chính VNCH qua Thơ Tranh
Ca Khúc DÂN CHỦ CA: Thắp Sáng Niềm Tin http://www.danchuca.org/22Kbps/ThapSangNiemTin.mp3 ĐẢNG GÌ?
Càng nhiều Vai, Vế càng
khom
Mắt nhìn, Mũi ngửi:
“bác Hồ!”
Răng, Môi:
thủ đoạn đảng, đoàn
Ruột, Gan:
thỏ đế nhát ma *
Cửa Tù im ỉm si ngu *
Viết bài lục bát tràng
thiên Ý Nga, 14.4.2016 *TU, THIỀN: xin hiểu theo nghĩa bóng
TÂU ĐẢNG-ĐANG-TẨU * Trích tuyển tập: BIẾM THI & NÓI LÁI *
Giặc Tàu cướp
biển: giật tàu
Tàu này "hổ, báo, cáo,
chồn"?
Tâu “bà”:
bọn chúng “Ba Tàu”*
Tàu này: giặc Hán đương
nhiên
Tàu nào du khách nhập
nhằng?
Ngư dân bám biển gian
nan
Tâu “ông”
đỏ veston Âu
Tâu Đảng-Đang-Tẩu-Cáo-Diều* Ý Nga, 16.4.2016 *Diều: loại chim dữ hay bắt gà SÀI GÒN (NV): “Theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, du khách Trung Quốc tới Việt Nam bằng ba con đường: Ðường bộ, đường biển và đường hàng không. Trong đó tỉ lệ du khách Trung Quốc thuộc nhóm nông dân và nội trợ chiếm tỉ lệ rất thấp. Còn lại đa phần du khách Trung Quốc là công chức cán bộ, nhân viên văn phòng, dân kinh doanh và là quản lý của những công ty, tập đoàn kinh tế... Chuyện du khách Trung Quốc thay thế khách Nga (do cuộc khủng hoảng giá dầu lửa), tràn ngập Hội An, Nha Trang, Mũi Né... đã là chuyện thường ngày của báo giới truyền thông Việt Nam. Nhưng chuyện du khách Trung Quốc ở Sài Gòn lại hầu như ít được ai để ý. Lý do vì, Sài Gòn tuy đã hơn 40 năm “Cộng Sản từng ngày,” nhưng thành phố đông dân bậc nhất Việt Nam này vẫn còn giữ lại cho mình chút “phong vị” của một thời từng được mệnh danh là - Hòn Ngọc Viễn Ðông. Dân Sài Gòn không có thói quen tò mò, săm soi đời tư người khác, nhất là du khách. Dù cho họ đến từ đâu, Á, Phi, Mỹ...dù là Tây hay Tàu, da trắng hay da vàng. Hơn nữa, du khách Trung Quốc dù có đông thì họ cũng “lọt thỏm” trong một thành phố hơn 10 triệu dân, lúc nào cũng hừng hực, xô bồ. Vậy nên, du khách Trung Quốc chỉ hiện diện trên các mặt báo, nơi quán cà phê bình dân người ta tán dóc với nhau về tin tức nhật báo-cập nhật thường ngày. Nào là chuyện du khách Trung Quốc tới chùa Long Sơn ở Nha Trang, uống nước dừa xả rác bừa bãi. Rồi lại có đoàn Trung Quốc mới tới Nha Trang, trưa đã biết mò ra chợ mua hải sản. Rồi buổi chiều nổi lửa nướng hải sản bán cho đồng hương du lịch ngay trước cửa... khách sạn. Dân Sài Gòn đọc báo, bình luận rồi cười rân về mấy “anh Tàu” kỳ cục quá xá này. Nhưng đa phần dân Sài Gòn vẫn nghĩ chuyện đó là ở đâu, chứ không hề hiện diện trước mắt họ, trong thành phố của họ. Kỳ thực, du khách Trung Quốc len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống của Sài Gòn. Một đôi lần đi uống cà phê trong vùng Chợ Lớn, tại một quán mà dân chơi loại “thường thường bậc trung” biết tiếng, vì có nhiều em nhân viên phục vụ chân dài, ăn bận mát mẻ. Lần nào chúng tôi cũng gặp mấy anh “Tàu Cộng” ghé quán, cùng với gã hướng dẫn. Họ thì thụt to nhỏ với mấy em, tính tiền cà phê rồi đưa mấy em đi... Khách Trung Quốc và khách Ðài Loan tuy cùng nói tiếng quan thoại, nhưng dễ phân biệt qua cách ăn bận và cách họ “kèo nhèo bớt một thêm hai.” Một tài xế chạy xe cho công ty du lịch cho chúng tôi biết, khách Tây thường lịch sự và bao giờ “típ” cũng ngon lành. Riêng khách Trung Quốc thường ồn ào, đòi ghé chỗ này chỗ kia, nhưng chẳng bao giờ “típ,” hên lắm thì được họ tặng một... trái táo Tàu. Du khách Trung Quốc thích chụp hình mọi lúc, mọi nơi ở Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt) Những chiếc tàu du lịch ở bến Bạch Ðằng, ban đêm luôn đông nghẹt du khách Trung Quốc. (Hình: Văn Lang/Người Việt) Dịp Tết mới đây, một người bạn mời chúng tôi đi ăn tối trên một chiếc tàu du lịch ở bến Bạch Ðằng. Lên tàu rồi chúng tôi mới thấy mình thật là... lạc lõng. Hơn hai trăm thực khách trên tàu, mà phải chiếm tới gần hết tàu là du khách... Tàu Cộng. Suốt đêm ban nhạc chỉ chơi có một loại nhạc duy nhất là nhạc... Tàu. Du khách Trung Quốc ăn uống no say, rồi leo lên sân khấu ca hát, nhảy múa... như thể nơi đây là chốn quê nhà. Ngó quanh, chuyến tàu du lịch chẳng thấy bóng dáng một ông Tây, bà đầm nào. Lúc đó mới nhớ tới lời một anh bạn làm bên ngành du lịch, đã cảnh báo: “Nơi nào có khách Trung Cộng ồn ào, thì luôn vắng bóng khách Tây.” Ngành du lịch Thái Lan in hàng ngàn cuốn sách bằng tiếng Hoa để phát cho khách Trung Quốc, hướng dẫn dân Tàu Cộng cách sống văn minh. Ở những nơi công cộng đều có biển cảnh báo bằng tiếng Hoa, khuyến cáo những điều du khách Trung Quốc không được làm. Trung Quốc phản đối quyết liệt, cho rằng Thái Lan kỳ thị. Người Thái đành dẹp biển cảnh báo bằng tiếng Hoa, nhưng giữ lại biển cảnh báo báo bằng tiếng Việt, mặc cho Hà Nội phản đối. Trung Quốc ra sách du lịch, hướng dẫn công dân Tàu Cộng ra nước ngoài, tuyệt đối không được làm một số điều, như: :Không được dùng tay ngoáy mũi nơi công cộng; Không được khạc nhổ lung tung; Không được cho tay vào miệng để khều thức ăn dính răng, mà phải dùng... tăm; Không được tiểu tiện vào hồ bơi công cộng; Không được dùng chân đá vào chuông chùa...” Nhà cầm quyền Trung cộng còn hăm, công dân nào ra nước ngoài mà phạm vào những “điều răn” trong sách du lịch thì sẽ bị “vô sổ bìa đen” - Cấm đi du lịch nước ngoài. Trong khi hàng năm, có hàng ngàn cô gái Việt bị chặn tại phi trường của Singapore, bị “thẩm vấn” sau đó bị đuổi về. Vì nhà chức trách Singapore nghi mấy cô gái Việt này là... gái mại dâm. Vì đâu nên nỗi? Việt Nam và Trung Hoa xưa kia là nề nếp Nho phong, là lễ giáo ngàn đời theo Khổng Phu Tử. Vậy mà nay đi tới đâu cũng bị thiên hạ coi khinh. Có phải vì do bỏ lễ giáo mà chạy theo cái thuyết Cộng Sản “tranh quyền đoạt lợi”? Ðã vô học mà lại chạy theo thuyết vô thần, vô đạo. Dẫn đến việc dân đói thì làm càn, dân giàu có thì lại “mục thị vô nhân.” Cuối cùng lại trở thành ung nhọt thối rữa trong cái thế giới văn minh của loài người. Vì sao? Và vì sao? Văn Lang
Ý Nga kính chuyển và cám ơn
From: Chau <tchau475@yahoo.de> To: Y. Nga Sent: Fri, Apr 19, 2019 3:35 am
Lá Thư từ Đức Quốc
Tháng Tư Đen và Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa qua Thơ Tranh
* Lê Ngọc Châu
https://vietbao.com/p112a293106/thang-tu-den-va-
Cứ mỗi lần Tháng Tư về là người Việt chúng ta lại nghĩ đến khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975, những ngày mà người dân miền Nam từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẳng, Qui Nhơn, Kontum, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Long Khánh ..., cho đến Vũng Tàu, Sài Gòn.v.v... không thể nào quên được cảnh dân chúng khắp nơi di tản, trốn chạy cộng sản và cao điểm là những ngày cuối tháng Tư 1975, sau khi Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, giữa lúc Bắc quân cộng sản ào ạt tràn vào Sài Gòn, nguyên nhân đưa đến sự vượt biên, vượt biển tìm Tự Do của người miền Nam sau này. Có rất nhiều thi sĩ sáng tác thơ cùng chủ đề đã được phổ biến trên diễn đàn và báo chí, nhưng trong khuôn khổ Lá Thư Từ Đức Quốc này, từ trời Âu, tôi xin mạn phép Quý Thi Sĩ (có ghi tên ở dưới) được phổ biến giới hạn vài Thơ Tranh về tháng Tư do tôi tự minh hoạ, với hình ảnh góp nhặt từ internet, cùng với những thi phẩm đượm tình quê hương dân tộc, diễn tả nỗi lòng của các thi sĩ tác giả mà tôi tình cờ hân hạnh quen biết, qua sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và Facebook. Theo tôi, có lẽ quý thi sĩ là người trong cuộc, mượn lời thơ để phác họa rõ nét hình ảnh muốn chuyển đạt, như một nhắc nhở người Việt, đặc biệt là người Miền Nam của VNCH: đừng quên và nên tưởng niệm Tháng Tư Đen 1975 đau buồn! Trước hết xin giới thiệu cùng độc giả vài Thơ Tranh về Người Lính Việt Nam Cộng Hòa: quý thi sĩ đã bộc lộ tình cảm, sự tri ân của mình đối với người lính của quân đội VNCH, những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam Tự Do để cho chúng ta ở hậu phương được sống an bình, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975, qua vài Thơ Tranh với các thi phẩm như sau: 1-“Đời Lính” của Thi Sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương có thể cho chúng ta hình dung được "thân phận, đời sống" của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (NLVNCH).
2-Thơ tranh “Nghĩa Tình" của Thi Sĩ Huy Văn phản ảnh rõ nét Tình Huynh Đệ Chi Binh của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa:
3-Nữ Thi Sĩ Ý Nga đã thay mặt người miền Nam VN chúng ta cám ơn sự hy sinh cao cả của ngườ lính VNCH, còn sống cũng như đã hy sinh để bảo vệ Nam Việt Nam, qua bài “Người Lính Già”: Kế đến xin giới thiệu hai Thơ Tranh liên quan đến chủ đề Tháng Tư, với cảnh đồng hương liều chết, vượt trùng dương đi tìm Tự Do... Độc giả nào là người trong cuộc, đã sống dưới chế độ mới và từng là nạn nhân thì không lạ gì các thảm cảnh sau Tháng Tư 1975 tại miền Nam Việt Nam. Thi sĩ tác giả là nhân chứng sống đã khéo léo, không những phác họa lại hình ảnh cũng như xác định dữ kiện, mà còn tô đậm thêm nét cho các hình ảnh mang tính cách lịch sử, đau thương của Quân-Cán-Chính và người dân miền Nam gánh chịu qua lời thơ được thực hiện thành Thơ Tranh với hình ảnh, tiêu biểu, qua thi phẩm "Tháng Tư Đen" của nữ Thi Sĩ Phi Loan_Hoàng Thị Cỏ May:
và "Tháng Tư Nỗi Nhớ" của nữ Thi Sĩ Miên Thụy:
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng khi lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ cả nhà cửa, trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố vì di tản, vượt biển, lội sông, băng rừng hay vất vả ngày đêm vượt qua hàng trăm cây số đường bộ trong khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975: rõ ràng là các dữ kiện lịch sử có thật và khó quên của người dân Miền Nam Việt Nam! Hãi hùng, mất mát, đau thương, gia đình ly tán... đã được nhiều chứng nhân, nạn nhân và ngay cả người trong cuộc ghi lại qua các bài bút ký, tạp ghi, thơ văn và hình ảnh... Nếu KHÔNG có Tháng Tư Đen 1975, chắc chắn không có những thảm cảnh xảy ra như làm mồi cho cá vì chìm ghe, bị giết, hãm hiếp bởi hải tặc trên đường bỏ nước trốn chạy cộng sản.v.v... Và cuối cùng là Thơ tranh "Nỗi Lòng Dâng Mẹ Việt Nam" của Thi Sĩ Võ Đại Tôn- Hoàng Phong Linh. Tác giả là người lâu nay đấu tranh không ngừng nghỉ, đã diễn tả tâm trạng của chính mình, cũng như nói thay cho những đứa con Việt đang sống tha phương sau 1975 cùng tâm nguyện:
Có thể nói, không thiếu người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại hơn 44 năm qua vẫn thủy chung với Quê Hương, vẫn giữ tư cách người tị nạn cộng sản, luôn hằng ước mong ngày mai Trời lại sáng, đường tương lai rộng mở và Việt Nam sẽ không còn cộng sản để toàn dân có được một đời sống tốt đẹp với đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Mong lắm thay!
*©Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, 18.04.2019) - Hình internet và tự minh hoạ . Bấm vào hình có thể đọc rõ hơn! *************** BIA CHAI * Thành kính tưởng niệm những CHIẾN SĨ VNCH đã bị VC bức tử trong các trại tù * Cảm tác, nhân đọc một chuyện có thật trong bài: KỶ NIỆM VỚI T.T.U.” của Mũ Đỏ MÂY HỒNG (Đại Đội 21), đặc san MŨ ĐỎ số 64 * Trích tuyển tập: TRI ÂN CHIẾN SĨ VNCH *
Một miếng giấy bỏ vào
chai, ghi vội
Tình huynh đệ chí binh
đẹp quá thể! Ý Nga, 19-5-2016 KHỎA THÂN * Cảm tác nhân đọc “ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN” của K.A. * Trích tuyển tập CÙNG KHÓC NHÀ TAN * Nữ sinh xúm đánh bạn bè Nắm đầu, xé áo, vĩa hè răn đe; Nam sinh ma túy kè kè Búa dao vào lớp lập lòe hăm he.
Dưới màu cờ đỏ hoe hoe Reo mừng chiến thắng, lái xe vòng vòng Khỏa thân nhảy múa: má hồng, Cờ hồng: nam tử như nhồng, vác khoe Đội banh được thưởng lớn nghe! (Cũng may, “che chỗ cần che” cậu này) [1]
Khỏa thân, thiếu nữ phơi bày Ngoại nhân ngắm nghía, gắt gay chọn người Các em giấu mặt hổ ngươi “Tự do, hạnh phúc” nực cười thế sao?
Khỏa thân, các cháu “vùng sâu” Vượt sông đến lớp: chui vào túi khô Học xong lại… khỏa, chui vô Về nhà được “bác” trầm trồ: -Thông minh!
Khỏa thân phản đối “đảng mình” Mất nhà, mất đất, tội tình dân oan Mạnh tay tước đoạt: đảng, đoàn Ruộng vườn mất trắng, hân hoan nỗi gì?
Khỏa thân, các cháu học chi? “Đảng nhà” vĩ đại nhất nhì thế gian? Nước… trôi, Nhà cửa mở toang “Đảng ta” chiến thắng vẻ vang chưa nè? Khỏa thân lúc thắng cười toe Nhờ ơn đạo đức đỏ loe, nhập nhòe.
Khỏa thân: thảm cảnh éo le Khoác niềm tủi nhục, lạnh se não nùng Thương ơi người Việt ngượng ngùng Vì… “người” Việt…Cộng, đường cùng về đâu?
Bắc Nam thống nhất thảm sầu Nhìn xem “tột đỉnh công hầu” là ai? Khỏa thân nhậu nhẹt gái trai Hóa thân: Việt Cộng mối mai Tú Bà.
Làm tối thiểu, chơi tối đa Ăn nên: cán bộ làm ra “cung, cầu” Công an đầu gấu đi đầu “Anh hùng lao động” bao thầu: dân ta!
Rõ chưa chân chính, ngụy tà? Hôm nay khác với hôm qua thế nào? Bạn ơi! Quốc Hận niềm đau Tháng Tư tưởng niệm nhắc nhau Lửa chuyền! Ý Nga, 1.4.2018 [1] Nhiều cô gái Việt đã khỏa thân, có 1 thanh niên cũng khỏa thân nhưng tay phất cờ đỏ, tay che “chỗ thẹn” để mừng đội banh VN vào bán kết U23 châu Á.
AI HÙNG? * Trích tuyển tập THƠ YẾT HẬU * Lính bảo vệ được dân Còn giữ vững được Nước! Làm gì bọn “vô thần”? Thấy ngoại xâm: lùi bước.
Cộng sản và Cộng Hòa Ai dọn đường Hán hóa? Ai giả dối điêu ngoa Ai đem về thảm họa? Nhu nhược! Ý Nga, 20.4.2019
QUYẾT CHỐNG? * Trích tuyển tập DẸP CHO RỒI * Những “Phật tử” từng xuống đường “tranh đấu” Những “Giáo Dân” từng “quyết chống chiến tranh” Thưa bà, ông: sao nước Việt “hòa bình” Đảng bất chánh: không làm gì “chống, quyết”? Ý Nga, 20.4.2019
VẪN NHƯ CŨ! * Trích tuyển tập DẸP CHO RỒI * Bắt đầu từ năm một chín mấy mươi* Mà cho đến năm hai ngàn mười mấy Vẫn than ơi chẳng có chi để cười Chuyện thống nhất Bắc-Nam thê thảm vậy!
Vẫn “Cộng Hòa Xã Hội…” trên đầu, bày Câu “Độc lập, tự do và hạnh phúc” Đơn từ nào cũng ém bùa-kém-may* Phải nhờ cậy mấy “phong bì” may mắn.
Đảng dễ dàng, sao dân quá khó khăn Nếu muốn có cơm ăn và áo mặc? Trung, Nam, Bắc dân than vãn, cằn nhằn Sao vạn trạng đảng vô ngần tươi tắn?
Dân tán loạn, ai than dài, thở vắn? Ý Nga, 4.4.2018 *1975-2018 *Bùa-kém-may là 2 câu, sau 30.4.1975, luôn có trên đầu trang giấy khi đệ bất cứ đơn từ nào mà ai cũng phải học thuộc lòng: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN Độc lập, tự do, hạnh phúc”
![]()
|
Giới thiệu 2 trang webs:
http://macphuongdinh.blogspot.com/
&
VƯỜN THƠ TKARAOKE
|