báo điện tử TRÁCH NHIỆM do Khu Hội CTNCT Việt Nam Nam California chủ trương * hoạt động từ 26/4/2008 *
Những thông tin trên trang web này thể hiện quyền tự do ngôn luận của người đưa tin; và quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ của người đọc." |
(Mời click vào đây =>Xin giới thiệu một số bài của Vĩnh Tường qua youtube cho quí vị có thời gian nghe tiện hơn thời gian đọc (Mời click vào đây => Video tren youtube của Trần Mai Cô
****
ÁO MẸ RÁCH BƯƠM (phần 4): Ý NGA, VI VI-CÁT ĐƠN SA, NGUYỄN THÀNH TÀI, CHIM VỀ NÚI NHẠN, SA CHI LỆ & Điếu Văn tiễn vợ của thầy Hiệu Trưởng trường NHÂN CHỦ, Sài Gòn:TRẦN THANH ĐÌNH Xin cáo lỗi quý bạn học trường Nhân Chủ: Ý Nga gửi lại lần thứ 2, có bài Điếu Văn của Cô Hiệu Trưởng.
GIẬN
Tài ai mở miệng
thành vần
Đêm Thơ, nghe
được những bài Ý Nga, 1.11.2005. NHỮNG ĐỨA CON TINH THẦN
Em có một niềm
vui
Em có người tình:
Thơ
Thơ và em, chồng
vợ
Vòng
sinh-lão-bệnh-tử
Hạnh phúc ấy
hiếm hoi Ý Nga, 27.3.2006.
TA RỒI CÓ TRÔI THEO MÂY?
Mây trôi, trôi
mãi ngàn năm
Làm chi được?
Người người ơi! Ý Nga.
SAO ANH KHÔNG NÓI…
Anh bảo: -Yêu
em, chỉ Một Mình!
Anh phải yêu
thêm một cố
hương
Chủ nghĩa gì đâu,
chỉ lọc lừa Ý Nga, 8.2.2003.
SÁCH MỚI
Anh viết gì đi!
Hãy viết thêm! Ý Nga, 8.2.2003.
TIẾNG VỌNG
Đêm mơ đường
vượt biển nhà
Tự-do rồi sẽ cần
chi?
Từng cơn sóng vỗ,
thuyền va
Biển, sông, sóng
nước trùng khơi Ý Nga, 4.1.2002.
TỰ NHẮC
Chọn đi nhé
những câu nào
hay nhất Ý Nga, 8.2.2004. ******************** Tiễn Mẹ Mợ rất thương yêu của chúng con, Hôm nay chúng con cùng với anh em, họ hàng, bà con thân thuộc và bạn bè đưa tiễn Mợ về nơi an nghỉ cuối cùng. Vẫn biết trần gian chỉ là nơi ký gửi và ngày này sẽ phải đến, nhưng sự ra đi của Mợ vẫn làm chúng con vô cùng đau đớn và hụt hẫng. Chúng con mất đi người mẹ đã hy sinh cả cuộc đời cho chúng con được khôn lớn nên người. Trong niềm thương nhớ vô vàn, chúng con luôn ghi nhớ những kỷ niệm của gia đình mình. Mợ đã phải gánh chịu nhiều gian khổ, cùng sát cánh với Cậu, hy sinh suốt cuộc đời cho đất nước Việt Nam. Mợ luôn là bóng mát để chở che, ấp ủ chúng con trong những lúc gian nan khốn khó để chúng con được bình yên bên cuộc đời cách mạng của Cậu. Chúng con không quên những câu chuyện Mợ kể về cội nguồn của gia đình, về những ngày thơ ấu của Mợ. Những kỷ niệm thời vàng son luôn linh động trở về với Mợ khi nghe những bài hát về Hà Nội với hoa sữa, với cây bàng lá đỏ, rồi Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm… Mợ đã kể lại những vui buồn thời ấu thơ, khi Ông Ngoại đang làm quan Thượng Thư, Tổng Đốc Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội. Mỗi khi nhà có tiệc, Mợ cùng các chị em trong nhà đều phải xuống bếp trông coi các đầu bếp nấu ăn, nên Mợ đã học được đủ các món Âu, Á rất ngon và lạ. Mặc dù ông Ngoại làm quan trong triều Nguyễn dưới thời Pháp thuộc, nhưng Ông Bà vẫn nghiêm giữ nề nếp gia phong để giáo dục con cái. Mợ kể, con gái không được dự tiệc với khách, không được giao tiếp với người ngoài, phải học may vá, thêu thùa rồi kinh kệ sau giờ học. Trong khi những gia đình khác có vẻ dễ dãi hơn, như gia đình cụ Trạng Chương, cô Trần Lệ Xuân được mặc đầm, đi chơi tennis. Ông Ngoại luôn được khen là một vị quan liêm chính, thương dân, thương lính, và đặc biệt, Ông Bà rất ngoan đạo và sùng kính Đức Mẹ. Một vài kỷ niệm khi còn ở căn nhà số 8 Nguyễn Gia Thiều (trước là đường Ôn Như Hầu), mỗi sáng có cô bán hoa treo một bó hoa thật đẹp, gói trong lá chuối, treo ở ngoài cánh cổng. Hoa này Bà Ngoại đặt mua quanh năm để dâng bàn thờ Đức Mẹ. Những ngày tháng ở đây, Cậu thường vắng nhà. Có những ngày hè oi bức, Mợ thuê xích lô chở các con đi quanh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch và Hồ Hoàn Kiếm để hóng gió, lại còn được ăn kem nữa. Mỗi sáng Chúa Nhật, đi lễ với Mợ ở nhà thờ Hàm Long rồi được đi ăn phở…Những ngày ấu thơ ở Hà Nội thật đáng nhớ. Chưa bao giờ Mợ bỏ lễ ngày Chúa Nhật. Chúng con học được ở Mợ lòng kính mến Chúa và Đức Mẹ. Mợ dạy chúng con đọc kinh cầu nguyện hằng ngày và giữ đạo cẩn thận. Cuộc sống Mợ thay đổi hẳn từ khi làm vợ một nhà cách mạng, rồi làm mẹ. Từ một tiểu thư con quan, nay Mợ theo Cậu, bôn ba vất vả với cuộc đời tranh đấu, luôn phải đương đầu với những bất trắc của thời cuộc, chống Pháp, chống Việt Minh. Cậu là một người trí thức, cương nghị, tốt nghiệp cử nhân Luật tại Đại Học Luật Khoa Hà Nội, École Superieure De Droit, Université Indochinoise Hanoi. Nhưng cũng như Ông Nội, Cậu từ chối không ra làm quan thời Pháp thuộc. Mợ ơi, có lẽ mẹ con mình không biết hết những hoạt động bí mật của Cậu đâu! Sau này con được đọc cuốn MỘT THỜI TRANH ĐẤU 1942-1954 của cụ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư, con biết thêm được một chi tiết về việc Cậu đã giúp Đức Cha Lê Hữu Từ 3 triệu đồng tiền Đông Dương, tương đương với 30 triệu franc của Pháp, một số tiền rất lớn thời bấy giờ, để TỔNG BỘ TỰ VỆ CÔNG GIÁO CỨU QUỐC PHÁT DIỆM mua súng đạn chống Pháp và Việt Minh. Cụ viết: "Trong số những anh em Z (cách gọi những người trong tổ chức hoạt động cách mạng) tản cư về Hoa Lạc và Vĩnh Trung, người mà tôi kính phục nhất là ông TRẦN THANH ĐÌNH, bí danh là Ông Chùa, con cụ Cử làng Bồng Tiên, một vị khoa bảng danh tiếng ở tỉnh Thái Bình. Ông Đình đã đậu bằng cử nhân luật khoa thời Pháp thuộc. Với bằng cấp này, ông có thể gia nhập vào hàng ngũ quan lại. Nhưng ngược lại, ông chỉ thích "hoạt động cách mạng" mà thôi, nên cả đời ông đã dấn thân phục vụ cho Tổ Quốc và Dân Tộc cho tới khi ông bị Cộng Sản bắt giam và xử bắn ở Thủ Đức năm 1979 về tội: lãnh tụ đảng Đại Việt Duy Dân. Trong gần 30 năm hoạt động cách mạng sát cánh với ông Trần Thanh Đình ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, tôi đã học hỏi được biết bao kinh nghiệm tranh đấu hào hùng của một đồng chí Duy Dân đáng mến và đáng kính phục này." Có lần Mợ đã kể về một cuộc lục xét của Việt Minh, Mợ đã phải giấu khẩu súng có đạn của Cậu vào nồi cơm đang nấu trên bếp. Rất may là không bị nguy hiểm gì. Còn nhiều, nhiều lắm những chuyện nguy hiểm khác nữa. Hồi còn bé, chúng con rất thích nghe Mợ kể truyện ma cụt đầu trong dinh Tổng Đốc Hưng Yên, chỗ Ông Ngoại làm việc. Đứa nào cũng mở to mắt mà nghe rồi sợ, co rúm lại với nhau. Rồi biến cố 1954, Cậu quyết định đem gia đình vào Nam. Mợ phải bỏ lại tất cả tài sản để mang các con vào Nam, một nơi thật xa lạ. Thật đau khổ khi mẹ con mình phải rời bỏ Hà Nội để lao vào một nơi mà phải mấy năm sau con mới quen và hết nhớ nhà. Từ đó, Mợ lại bước vào một cuộc sống gian nan khác. Mợ phải giang cánh tay rộng hơn, phải co kéo để nuôi dạy đàn con 11 đứa ăn học nên người. Cho đến những ngày đầu tháng Tư năm 1975, Cậu đã được báo trước về vận nước nhưng ông vẫn không chịu ra đi, bỏ mặc những lời khuyên của bác Trần Tác Lâm, khi ấy là viện trưởng Giám Sát Viện, và bác Ca ở Tổng Nha Cảnh Sát, họ là người anh và là người bạn thân tín nhất. Mợ chỉ biết vâng phục theo Cậu, miễn là gia đình luôn có nhau, dù hạnh phúc hay gian nan. Mợ không hề than van, sẵn sàng hy sinh và không sợ hãi. Tình yêu thương không chỉ dành cho gia đình, Mợ luôn mở lòng với mọi người, cả những bạn bè của con cái. Chính vì vậy mà hầu hết những bạn của các con như Thành, Cẩn, Khanh, Trung, Hải, Ly, Sơn... đều gọi Mợ là Mợ như chúng con. Khi nghe tin Mợ được Chúa gọi về, Phan Khắc Thành đã viết trên Facebook: “Nhận được tin báo MẸ của bạn Long được Chúa gọi về trong ơn lành, bạn bè trong nhóm Lữ Gia năm xưa, ai cũng vô cùng thương tiếc. Nhóm bạn bè hồi đó thường xuyên đến nhà bạn Long chơi, dù rằng nhà bạn Long không rộng lớn lắm, nhưng tấm lòng bao dung thương mến các bạn của Long, như con cái của MẸ, bạn Long vẫn đủ chỗ cho mọi người hạnh phúc đến chơi. Với các bạn, nếu MẸ của mình luôn luôn tuyệt vời, thì MẸ của bạn Long trên cả tuyệt vời, vì vào thời đó, bà mẹ nào cũng không muốn chứa nhiều thanh niên ra vào trong nhà, sợ bị cho là tổ chức này nọ nhóm họp, sẽ bị rắc rối, nhưng MẸ bạn Long chưa bao giờ từ chối bất cứ bạn nào đến chơi, dù trong lòng MẸ cũng rất âu lo. Bạn bè chúng ta ra vô nhà Long tự nhiên, vui vẻ và thoải mái như nhà của mình là nhờ lòng hiếu khách của mọi người trong gia đình của Long . Nhưng trên hết là nhờ lòng bao dung, nhân hậu và tình thương rộng mở của MỢ dành cho chúng ta Thương MẸ quá, tất cả các bạn đều gọi MẸ là MỢ, theo cách gọi của bạn Long, vinh dự được xem là con cái của MỢ. Nay MỢ được Chúa gọi về, chúng con xin vì lòng nhân từ và công nghiệp cứu chuộc của Chúa, thương ban cho MỢ được hưởng ánh sáng vinh quang đời đời bên Chúa.” Nguyễn Cao Trung cũng nhắc: “Mình là một trong số các bạn hay tới nhà Long chơi thời ấy và luôn chào Mợ làm cả nhà cười rộ lên một cách vui vẻ, thích thú. Thật là một kỷ niệm đẹp mãi ghi trong lòng.” Rồi các bạn bè ngày xưa, cả những học trò và các giáo sư trường Nhân Chủ, nơi Cậu từng làm hiệu trưởng đã điện thoại và nhắc lại những kỷ niệm tuyệt vời những ngày có Mợ. Chúng con còn nhớ lần cuối cùng Mợ ăn cơm chung với Cậu là chiều ngày 23 tháng 10 năm 1976. Sau bữa cơm đó, công an và bộ đội vây kín nhà mình. Rồi Cậu phải ra đi mà không hy vọng có ngày trở lại. Chúng con biết Mợ đau khổ lắm vì Mợ biết Cậu đã chọn “Một là thành công, hai là tử hình” Và đúng như dự đoán, sau phiên tòa phúc thẩm ngày 30 tháng 9 năm 1978 và ngày 10 tháng 11 năm 1979, Cậu đã viết trong lá thơ cuối: “Ngày 10 tháng 11, 1979, Ngày này là ngày giỗ của Cậu…” Chỉ có trái tim bằng sắt đá mới có thể đứng vững được trước những thảm họa đau đớn này. Vậy mà Mợ không gục ngã và không một lời than van khi Cậu đi theo đất nước đã mất của mình, chôn theo trái tim tràn đầy tình yêu quê hương, dân tộc. Ngày đó con thấy Mợ chỉ nhìn lên trời, để mặc cho dòng lệ chảy ngược vào trái tim tan nát của mình, mà cứ tưởng sẽ gặp Cậu ở trên đó. Sau hơn 15 năm phải sống trên quê hương đã mất, Mợ lại dắt đàn con cháu mình sang Mỹ. Lòng Mợ khổ đau, phải chia hai trái tim mình, nửa ở lại nhà với Cậu, nửa là theo đàn con tha phương xứ người. Ôi! Giá như chúng con được là những nhà văn, để có thể viết về một người Mẹ vĩ đại của con đầy đủ hơn! Và bây giờ là lúc Mợ yên nghỉ, Mợ mệt mõi rồi! Đôi cánh không còn sức để giang ra nữa, Mợ luôn ở trong tim chúng con, những trái tim đã đau đớn thổn thức quá nhiều khi nhìn Mợ trong bệnh viện vì chúng con chưa học thuộc bài học kiên cường của Mợ nên đã không kềm được nước mắt. Hôm nay chúng con khóc vì Mợ đã ra đi thật rồi. Mợ đã bỏ chúng con để về với Chúa. Chúng con tri ân tình yêu bất diệt mà Mợ đã dành cho chúng con. Hôm nay, chúng con cũng đã làm mẹ nhưng không thể nào làm được một người mẹ thánh thiện, hoàn hảo như Mợ. Mợ ơi, chúng con ước là những nhà văn để có thể dùng ngòi bút của mình diễn tả cho hết về một người Mẹ vĩ đại trong lòng chúng con. Mẹ sẽ ngự trị mãi mãi trong lòng chúng con. Chúng con rất hãnh diện về Cậu Mợ và gia đình mình! Xin Thiên Chúa, là Đấng Từ Bi và Nhân Hậu, sẽ thương ban cho Mợ được sống lại đời đời trong Ánh Sáng Vinh Quang của Nước Trời. Chúng con đau đớn tạm biệt Mợ Các con của Mợ Cám ơn chị THU KỲ đã đăng bài của tác giả trên trang CHIM VỀ NÚI NHẠN nhé http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/ngot-ngao-li-xi-nhau-mot-chu-thuong-nghi.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/o-o-ma-khong-co-chi-ai-thuong-nguoi.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/ut-coc-xung-toi-li-xi-anh-ne-nghi.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/xuan-tinh-tinh-xuan-y-nga.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/nguoi-thuong-binh-chon-hoa-tet-y-nga.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/em-khong-co-le-tinh-nghi.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/chuyen-de-thoi-ma-ao-tinh-nghi.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/xuan-tim-ve-ong-noi-y-nga.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/tet-gi-o-xu-nguoi-ta-nghi.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/cung-vi-mua-xuan-nu-hon-li-xi-nghi.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/cho-xuan-mong-ba-y-nga.html http://www.chimvenuinhan.com/2021/02/chac-nghi.html Kính thưa quý thầy cô & các anh chị, Hương vị mùa xuân vẫn còn phảng phất chung quanh ta, niềm vui xuân chưa trọn vẹn thì cơn giận bão tuyết ập xuống tiểu bang thân thương. Texas mệnh danh là xứ ấm tình nồng. Dù có lạnh chút ít vào mùa đông thì cũng chưa bao giờ tuyết phủ ngập đầy như thế. Chúng ta chỉ biết cầu xin cho mọi an bình sớm đến với bà con ở Texas thân yêu. Xin đọc những bài mới của tuần này: ... · Chúng ta vẫn còn xuân dài dài nên Thukỳ mời thưởng thức hai bài thơ thật nhí nhảnh dễ thương của Ý Nga “NGỌT NGÀO & LÌ XÌ NHAU MỘT CHỮ “THƯƠNG”. Đúng là rất ngọt và tình tứ qua những vần thơ của nàng, ai mà không mơ ước? Cái bản chất e lệ của con gái VN sao nó dễ thương chi lạ, dù trong bụng có thương cũng chẳng bao giờ dám trả lời mà cứ vòng vo vì mắc cỡ. Hãy nghe chàng một chút trách yêu “Chữ THƯƠNG quá đỗi gọn gàng/ Sao em không nói giỏi giang, nhẹ nhàng?” Không nói mà yêu đến suốt đời thế mới chết người...hihi · Thukỳ đã cho vào chung một bài “Ở ĐÓ MÀ KHÔNG CÓ CHI & AI THƯƠNG NGƯỜI GIẬN DAI” ... hai bài thơ ngắn của Á Nghi. Nghe những cái tựa đề này đã thấy “ghét”. Mời đọc mấy vần thơ trong bài Không Có Chi: “Nghe chi nhỏ cũng ngượng ngùng/ Khen gì nhỏ cũng thẹn thùng -cám ơn” có giống “cái thuở ban đầu không nhỉ”?. Còn giận dai là nghề của các nàng nên dù nói không thương vì phải dỗ dành hoài, nhưng vẫn thương chết bỏ!! Xin bấm vào web <www.chimvenuinhan.com> hoặc những chữ đỏ để đọc những bài mới của tuần này:
· CHÁU VỀ THĂM NGOẠI ĐÊM BA MƯƠI (DƯ THỊ DIỄM BUỒN) · NGỌT NGÀO & LÌ XÌ NHAU MỘT CHỮ "THƯƠNG" (Á NGHI) · Ở ĐÓ MÀ KHÔNG CÓ CHI & AI THƯƠNG NGƯỜI GIẬN DAI (Á... Xin mọi người chúng ta cùng góp lời cầu nguyện cho những cư dân ở Texas sớm được trở lại cuộc sống bình thường sau một thảm họa tai ương. Chúc quý thầy cô & các anh chị an bình mạnh khỏe.
Trân trọng, THUKỲ -- Tha hương ngày nhớ đêm mong, "Chim Về Núi Nhạn" thỏa lòng ước mơ. Mời viếng thăm web "CHIM VỀ NÚI NHẠN": Kính thưa quý thầy cô & các anh chị, Tháng Ba bắt đầu, khí hậu khá mát mẻ và dễ chịu để chuẩn bị cho mùa xuân sắp đến. Cây cối đã bắt đầu đâm những chồi non xanh biếc làm cho tâm hồn chúng ta cũng vui theo. Thuky cầu mong cho vaccine có đầy đủ để mọi người trên thế giới được chích ngừa và sống an bình hạnh phúc như những ngày tháng cũ. Chúng ta không thể sống vô cảm khi chung quanh chúng ta biết bao người vẫn còn chết chóc lan tràn vì con quái vật virus Covid-19. Xin mời đọc những bài mới của tuần này: Tựa đề bài thơ “AI BIỂU ANH KHÔNG ĐEM CAU TRẦU” của Á Nghi như có một chút gì nhẹ nhàng oán trách người xưa. Bài thơ thật dễ thương và diễn tả một mối tình đơn sơ, ngây thơ của thời còn quá trẻ. Cái dễ thương này nhắc nhở TK nhớ đến những câu hát “Ba đồng một mớ trầu cay/ Sao anh không hỏi những ngày còn không/ Bây giờ em đã có chồng/ Như chim vào lồng như cá cắn câu…”. Thơ của Á Nghi sẽ gây cho chúng ta nhiều rung cảm nhớ nhung, vì thật ra có mấy ai không trải qua một cuộc tình vụng dại đơn sơ khi tuổi còn thơ. *Thi sĩ Ý Nga đã khóc thương cho vận nước nổi trôi, với một nỗi buồn của người con đất Việt. Có mấy ai không buồn không đớn đau khi nhìn quê hương xứ sở mình đang quằn quại với biết bao khốn khó đổi thay? Xin trân trọng giới thiệu bài thơ thật não lòng “ÁO MẸ RÁCH BƯƠM”. Đọc những vần thơ này để thấy thương và buồn cho mẹ Việt Nam yêu dấu của chúng ta. … Xin bấm vào web <www.chimvenuinhan.com> hoặc những chữ đỏ để đọc những bài mới của tuần này:
· AI BIỂU ANH KHÔNG ĐEM BIẾU CAU TRẦU? (Á NGHI) · NẾU HỎI ANH BAO NHIÊU TUỔI (DƯ THỊ DIỄM BUỒN) ... Kính chúc tất cả những ngày cuối tuần an bình, hạnh phúc và nhiều sức khỏe. CVNN xin cám ơn tất cả những đóng góp của các anh chị khắp nơi để cho CVNN ngày càng thêm những món ăn tinh thần thật phong phú. ** ** Hằng tuần Thukỳ gửi bài vở đi vào thứ Năm, nhưng sau đó hằng ngày thì TK vẫn tiếp tục cho thêm nhiều bài trên blog, và các anh chị nào có Facebook xin vào FB của Thuky Truong, hoặc CHIM VE NUI NHAN group/ chim về núi nhạn 2 group/ và FB chim về núi nhạn. Để đọc những bài mới trong ngày. Thành thật cám ơn. Trân trọng, THUKỲ -- Tha hương ngày nhớ đêm mong, "Chim Về Núi Nhạn" thỏa lòng ước mơ. Mời viếng thăm web "CHIM VỀ NÚI NHẠN":
SỐ ĐẶC BIỆT VĂN
THƠ NHẠC TÁC GIẢ
TÁC PHẨM THỜI
DANH THÁNG HAI
2021 https://botayvk.com/so-dac-biet-van-…h-thang-hai-2021/ *SA CHI LỆ Đa Tạ *Liên lạc:
Những bài thơ trước của tác giả Ý Nga:
![]()
|
Giới thiệu 2 trang webs:
http://macphuongdinh.blogspot.com/
&
VƯỜN THƠ TKARAOKE
y: 'Palatino Linotype',serif; color: black; background: white">
http://poem.tkaraoke.com/
http://www.danchuca.org/
https://drive.google.com/file/d/0B2-ZjFvrqtlbNGNoNENyUjZqbDA/view?usp=sharing
http://www.danchuca.org/22Kbps/
http://www.danchuca.org/22Kbps/
http://www.danchuca.org/
http://www.danchuca.org/22Kbps/
http://www.danchuca.org/22Kbps/
http://www.danchuca.org/
|